Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Đỗ Quang (1807-1866), một tấm lòng yêu nước thương dân.
Đỗ Quang (1807-1866), trước có tên là Đỗ Tông Quang, sau bỏ chữ Tông vì kị húy vua Thiệu Trị. Ông làm quan trải ba triều vua: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, thuộc nhà Nguyễn,Việt Nam.

 


Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm Đinh Mão (1807) trong một gia đình khoa bảng ở xã Văn Lư, huyện Gia Lộc, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (nay là xã Phương Hưng, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương).

 

Năm 1827, Đỗ Quang được xung chức Hành tẩu Bộ Binh. Khoa thi năm Nhâm Thìn (1832), ông thi đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ, được bổ làm quan và lần lượt trải các chức: Tri phủ Diễn Châu, Án sát Quảng Trị, Công bộ thị lang, Lang trung, Thự tham tri Bộ Lễ...Ngoài ra, có lúc ông còn làm Toản tu Quốc sử quán, Giảng quan, Giám khảo trường thi Hương và duyệt quyển thi Đình...

 

Tháng 2 năm 1959, thành Gia Định thất thủ. Trước tình hình rối ren này, năm 1960, triều đình cử Đỗ Quang vào Nam giữ chức Thự tuần phủ Gia Định để hiệp cùng quan quân đối phó với thực dân Pháp.

 

Vào Nam không lâu, vào tờ mờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa và ngay tối hôm đó thì đại đồn bị hạ. Thất trận, Đỗ Quang dẫn tàn quân chạy lên Biên Hòa. Đến khi triều đình nghị tội, ông bị cách chức nhưng vẫn được lưu dụng.

 


 

Trong khi chờ đợi kế sách của triều đình, Đỗ Quang bí mật sai người tới dụ các hào mục và sĩ dân ở Gia Định, khuyên họ đứng ra tuyển mộ quân để chờ đợi thời cơ.

 

Mùa đông năm đó (1861), quân Pháp từ Gia Định kéo lên vây hãm rồi chiếm lấy thành Biên Hòa, ông bèn dẫn quân chạy xuống Tân Hòa (thuộc Gò Công) để hiệp cùng Phó lãnh binh Trương Định, trấn giữ nơi hiểm yếu ngăn cản lại.

 

Ở chiến khu, Đỗ Quang nghe tin vào đêm 16 tháng 12 năm 1861, một số dân binh đã tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc (thuộc Long An), gây cho đối phương nhiều thiệt hại. Đổi lại, khoảng hai mươi dân binh đã phải hy sinh. Nghĩa cử đó đã gây niềm xúc động lớn trong nhân dân và trong giới sĩ phu, trong đó có Đỗ Quang. Lập tức, ông sai người đến nhờ Nguyễn Đình Chiểu làm một bài văn tế (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) để đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ đã bỏ mình trên...

 

Trong lúc nhân dân ba tỉnh miền Tây đang kháng cự quyết liệt, thì ngày 5 tháng 6 năm 1862, hòa ước Nhâm Tuất được ký kết, sau khi đại diện nhà Nguyễn là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp thuận giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho quân Pháp.

 

Sau ngày ấy, triều đình Huế triệu Đỗ Quang về kinh, xung chức Tuần phủ Nam Định, nhưng ông dâng sớ, dùng lời lẽ ôn tồn để xin được cáo quan.

Về lại quê nhà không lâu, năm 1883, ông lại được lệnh triệu vào kinh làm Tham tri Bộ Hộ, nhưng ông cũng viện cớ xin thôi.

 

Năm 1864, miền Hải Dương, Quảng Yên bị giặc biển quấy nhiễu, dân tình hết sức khổ cực. Đến lúc ấy, Đỗ Quang ông mới ra nhậm chức Tham tán Hải An. Nhưng sau khi tình hình trong vùng đã ổn định, ông lại trả ấn trở về.

 

Năm 1886, Đỗ Quang lại có lệnh triệu làm Tuần phủ Bắc Ninh. Ra giúp dân được ít lâu, vào tháng 7 âm lịch cùng năm, thì ông bị ốm nặng, phải xin vua cho về nghỉ.

 

Bệnh không khỏi, vào tháng 9 năm đó ông mất lúc 59 tuổi.

 

Theo website họ Đỗ, Đỗ Quang có sáng tác thơ và có dự phần vào việc biên soạn hai bộ sách: Đại Nam Thực lục Tiền biên và Ngọc Điệp (tức gia phả của các vua Nguyễn).

 

Đỗ Quang mất, được nhà vua truy tặng chức Tư Thiện đại phu, Lễ Bộ thượng thư, ban tên Thuỵ là Trang Lược và cho thờ ông trong đền Hiền Lương nơi Kinh đô Huế.

 

Kính trọng tài đức và công trạng của Đỗ Quang, nhân dân Phương Điếm đã lập bài vị thờ ông ở đình làng và suy tôn là Thành hoàng bản xã.

 

Hiện nay tại các tỉnh thành là: Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đều có đường mang tên Đỗ Quang. Đình Phương Điếm và lăng mộ Đỗ Quang cũng đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

 

Một tấm lòng vì dân:

 

Năm 1862, sau khi hòa ước Nhâm Tuất được ký kết, Đỗ Quang có lệnh cử đi làm Tuần phủ Nam Định, nhưng ông đã dùng lời lẽ ôn tồn để xin được cáo quan. Trong sớ có đoạn:

 

Hôm thần về, sĩ dân đứng che kín cả đường nói:

Nay cha bỏ con, quan bỏ dân. Quan về thì quan lại làm quan, nhưng dân ở lại thì dân không còn được làm dân của triều đình nữa.

 

Tiếng kêu khóc đầy đường, thần cũng phải gạt nước mắt mà đi. Trần trộm nghĩ, thần tài hèn sức mọn, nhưng từ trước tới nay vẫn xum vầy với dân, chưa từng tính đến ngày bỏ dân mà về. Nghĩa dân từ trước từng vì triều đình mà dốc hết sức người sức của, giờ chẳng biết bỏ thân nơi nào.

 

Như thế là thần, ở trên thì phụ với triều đình, ở dưới thì phụ với dân trăm họ, tội không thể chối được. Giờ nếu thần lại lạm dự chức ở Nam Định thì biết ăn nói thế nào với dân Gia Định? Biết trả lời thế nào với công luận trong nước? Thần vẫn còn có chút lòng, quả là rất hổ thẹn. Vả chăng, thần vốn là kẻ có kiến thức nông cạn và hạn hẹp, nếu cứ gắng gượng mà làm việc mãi cũng chẳng thể gọi là báo bổ. Vậy, xin bệ hạ hãy thu sắc mệnh, cho thần được bãi chức về với làng với ruộng, hầu làm nguôi bớt lòng oán giận của sĩ dân, và cũng để giữ tiết liêm sĩ của thần vậy... (chép trong Đại Nam chính biên liệt truyện [Nhị tập, quyển 31]).

 

Chép lại đoạn sớ trên, GS. Nguyễn Khắc Thuần ghi kèm câu:...Trên trang sử này chỉ thấy bàng bạc một nỗi u hoài khó tả của Đỗ Quang.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Phạm Phú Thứ (1820 - 1882) (20-08-2013)
    Lý Nhân Tông (02-07-2013)
    Khúc Thừa Dụ  (28-05-2013)
    Nguyễn Bá Lân  (09-04-2013)
    Từ mùa xuân Kỷ Dậu ấy (14-02-2013)
    Trần Nhật Duật (15-12-2012)
    Mai Hắc Đế - Trần Quốc Vượng  (19-11-2012)
    Nguyễn Trường Tộ (01-11-2012)
    Lê Văn Duyệt  (25-10-2012)
    Hàm Nghi (08-10-2012)
    Lê Văn Khôi  (27-08-2012)
    Việt Vương Triệu quang Phục (? - 571)  (13-08-2012)
    ÔNG ÍCH ĐƯỜNG - người anh hùng trong cuộc dân biến năm 1908 ở Quảng Nam (10-06-2012)
    Trần Thủ Độ  (21-05-2012)
    Nơi gắn liền với chiến công hiển hách của nhà Trần (14-05-2012)
    Như Nguyệt - chiến tuyến chống quân Tống (13-04-2012)
    Ngô Thì Sĩ một tài năng và nhân cách cao đẹp (22-03-2012)
    Trận Ngọc Hồi, Quang Trung dùng bó rơm hay tấm ván? (09-02-2012)
    Lý Công Uẩn  (09-01-2012)
    Lê Đại Hành  (29-12-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152888798.